Quan điểm phương Đông về mục đích của chuyện ấy

Hành động như vậy sẽ gây tổn thương khí huyết và kinh lạc, dẫn đến những chứng bệnh như “dương nuy” (bất lực, liệt dương ở nam giới), “âm lãnh” (lãnh cảm ở nữ giới)…

Phương Đông xưa coi con người là vật linh thiêng nhất trong trời đất. Con người linh thiêng hơn động vật là nhờ có linh hồn, lý trí và tình cảm. Chính vì lẽ đó, sự giao hòa cao độ về tâm tình, đạt tới trạng thái “thần hòa ý cảm” là mục đích tối cao của sinh hoạt ở chốn khuê phòng.

Theo phép tắc trong tính dục học truyền thống, trước khi giao hợp, hai bên nam nữ cần chuẩn bị đầy đủ về tâm, sinh lý. Nam và nữ chỉ nên giao hợp khi đã đạt đến trạng thái “thần hòa ý cảm” và trạng thái này cần duy trì liên tục trong suốt cả quá trình tính giao (giao hợp).

Âm dương hòa hợp

Tính hành (hành vi tính dục) trước hết phải là sự hòa hợp về mặt tâm tình. Tính hành chỉ đem lại sự khoái lạc và có ích cho sức khỏe khi tình cảm nam nữ hài hòa. Như sách “Ngọc phòng chỉ yếu” đã viết: “Nam muốn tiếp mà nữ không vui, nữ muốn tiếp mà nam không muốn, hai trái tim không hòa đồng thì tinh khí cũng không cảm ứng được” (Nam dục tiếp nhi nữ bất lạc, nữ dục tiếp nhi nam bất dục, nhị tâm bất hòa, tinh khí bất cảm). Giao hợp miễn cưỡng, lên xuống thô bạo – “thốt thượng bạo hạ”, khi một bên không ưng thuận là một trong những điều nghiêm cấm trong phòng trung thuật. Hành động như vậy sẽ gây tổn thương khí huyết và kinh lạc, dẫn đến những chứng bệnh như “dương nuy” (bất lực, liệt dương ở nam giới), “âm lãnh” (lãnh cảm ở nữ giới)…

Theo người xưa, trước khi giao hợp, hai bên nam nữ cần chuẩn bị đầy đủ về tình cảm, để cho “tình ý hợp đồng”; “âm dương tương cảm”; “nam dục cầu nữ, nữ dục cầu nam”, như vậy mới có thể đạt được cảm giác mỹ mãn và có lợi cho tinh thần và thân thể.

Để đạt tới trạng thái “thần hòa ý cảm”, trước khi giao hợp cần có sự chuẩn bị về phương diện thân thể. Quá trình chuẩn bị này, phòng trung thuật gọi là “hý đạo” (phép tắc vui đùa). Người xưa đã lý giải trạng thái giao hòa đó rất chi tiết và cụ thể: “Thần hòa ý cảm” là trạng thái khi nam có đầy đủ 3 thứ (tam chí) và nữ cần có đủ 5 thứ (ngũ chí). Để có được “thần hòa ý cảm” trước khi giao hợp, cần mở đầu bằng “hý đạo”, như vậy nam sẽ đủ “tam chí” và nữ có đủ “ngũ chí”. Sách “Thẩm thi tôn sinh thư” đã mô tả cụ thể về các loại “chí” đó như sau:
Tam chí ở nam

Nguyên văn: Nam tử tam chí giả, vị dương đạo phấn ngang nhi chấn giả, can khí chí dã; tráng đại nhi nhiệt giả, tâm khí chí dã; kiên vật nhi cửu giả, thận khí chí dã. Tam chí cụ túc, nữ tâm chi sở duyệt dã. Nghĩa là:

1. Dương đạo khởi dậy và rung động, đó là “can khí” đến (khí của tạng can đã được khởi động, tập trung vào dương vật).

2. Dương đạo nở to và nóng, đó là “tâm khí” đã đến.

3. Dương đạo rắn chắc và cứng lâu, đó là “thận khí” đã đến.

Có đủ tam chí thì bên nữ sẽ được vui sướng. Tam chí không những giúp cho đôi bên đạt tới trạng thái “thần hòa ý cảm” mà còn có tác dụng bảo vệ thân thể. Bởi lẽ, theo quan niệm của Đông y: “can khí” chưa đến đủ mà miễn cưỡng giao hợp thì hại gân, “tâm khí” chưa đến thì hại huyết, “thận khí” chưa đến thì hại xương.
Ngũ chí ở nữ

Nguyên văn: Nữ tử chi ngũ chí giả, diện thượng xích khởi, mi diệp sạ sinh, tâm khí chí dã; nhãn quang diên ly, tà thị tống tình, can khí chí dã; đê đầu bất ngữ, tị trung thế xuất, phế khí chí dã; giao cảnh tương ủy, kỳ thân tự động, tỳ khí chí dã; ngọc hộ khai trương, quỳnh dịch thẩm nhận, thận khí chí dã; ngũ khí cụ chí, nam tử phương dữ chi hợp, tắc tình hiệp ý mỹ. Nghĩa là, 5 thứ cần có ở nữ giới:

1. Nét mặt ửng hồng, má lúm đồng tiền, đó là “tâm khí” đến.

2. Mắt lung linh như giọt nước, liếc nghiêng đưa tình, đó là “can khí” đến,

3. Cúi đầu e thẹn không nói, nước mũi chảy ra, đó là “phế khí” đến.

4. Vai kề má áp, thân thể rung động, đó là: “tỳ khí” đến.

5. Ngọc hộ mở ra, quỳnh dịch thấm ướt, đó là “thận khí” đến.

Đã có 5 cái đến thì 5 khí của ngũ tạng cũng đầy đủ, khi đó giao hợp với con trai thì tình cảm hài hòa mỹ mãn. Như vậy, trước khi giao hợp bên nam cần khởi động 3 tạng “tâm”, “can” và “thận”. Còn bên nữ cần khởi động toàn bộ 5 tạng “tâm”, “can”, “tỳ”, “phế” và “thận”. Nữ cần chuẩn bị lâu hơn.

Tam chí và ngũ chí thể hiện quan niệm “tâm thần hợp nhất” của y học phương Đông: tinh thần, tình cảm gắn liền với thân thể, nội tạng, với thể chất của từng người. Theo Đông y, tình cảm thể hiện ra bên ngoài là những biểu tượng phản ánh về hoạt động tâm, sinh lý của ngũ tạng bên trong cơ thể.
Cấm kỵ

Bên cạnh đó, cổ nhân cũng cảnh báo những thứ “cần tránh” về phương diện tâm tình trong khi giao tiếp nam nữ, như sách “Thọ thế bảo nguyên” đã viết rõ:

Khi tâm tình đang ở trong những trạng thái bất ổn, cần tạm thời xa lánh chốn phòng khuê! Khi giao tiếp cần tránh những trạng thái thần kinh căng thẳng, tình cảm đang bị quá kích thích. “Thất tình lục dục” là bản tính của con người. Tuy nhiên, những khi quá vui, quá buồn, quá lo, quá sợ… cũng không được nhập phòng; như khi đang cáu giận mà nhập phòng thì khí huyết bất định, có thể làm cho người ta mắc chứng ung thũng; tính hành khi đang quá lo sợ làm cho âm dương hao tổn, mồ hôi vã ra, lâu ngày sẽ bị bệnh lao. (Nguyên văn: “Đại hỉ nộ, giai bất khả hành phòng thất”, “nhân hữu sở nộ, khí huyết vi định, nhân dĩ giao hợp, lãnh nhân phát ung thư”, “khủng cụ trung nhập phòng, âm dương thiên hư, tự hãn đạo hãn, tích nhi thành lao”).

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *